Từng bước nhỏ là chương trình can thiệp sớm dành cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ được biên soạn bởi nhóm tác giả chuyên gia người Úc. Can thiệp sớm nghĩa là bắt đầu giúp trẻ càng sớm càng tốt để trẻ phát triển tối đa khả năng của chúng. Bộ sách từng bước nhỏ như tài liệu hữu ích hướng dẫn ba mẹ, giáo viên cách can thiệp và chơi với con ở mỗi kỹ năng.
Chương trình được biên soạn dựa trên chương trình Macquaria dành cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ, chương trình con của chương trình nghiên cứu về hội chứng Down do trường đại học Macquarie ở Sydney, Úc thực hiện.
Đối tượng của Từng bước nhỏ một là cha mẹ của trẻ chậm phát triển và giáo viên can thiệp, cung cấp những hướng dẫn thực tiễn để dạy trẻ ở gia đình. Từng bước nhỏ xem cha mẹ, giáo viên là những người thầy quan trọng nhất của trẻ.
Từng bước nhỏ không chỉ nói đến các môn học, nó còn bao gồm cả phương pháp giảng dạy các môn học đó. Có những nguyên lý cơ bản, nhưng cũng có hàng trăm ý kiến chuyên môn thực tiễn dựa trên kinh nghiệm của nhiều năm trực tiếp làm việc của các chuyên gia và dựa trên những ý kiến của cha mẹ về những điều họ đã làm cho con họ.
Từng bước nhỏ có thể được sử dụng một cách uyển chuyển như một tài liệu tham khảo của các chuyên gia giàu kinh nghiệm hay như một quyển sách gối đầu cho những người mới vào nghề. Từng bước nhỏ một là một sản phẩm của Úc, nó phản ánh các điều kiện sinh hoạt ở Úc.
Bộ sách bao gồm 8 quyển, mỗi quyển tập trung vào một lĩnh vực phát triển cụ thể của trẻ. Cha mẹ, giáo viên can thiệp có thể bấm vào từng quyển bên dưới để xem ngay trên trình duyệt hoặc tải về máy in ra cho dễ đọc.
Quyển 1: Giới thiệu từng bước nhỏ
Quyển số 1 giới thiệu với bạn về chương trình Macquarie và cách sử dụng chương trình Từng bước nhỏ một. uyền này cũng sẽ giải thích một số thuật ngữ dùng trong Từng bước nhỏ một, các thuật ngữ có thể lạ lẫm với bạn hay được dùng theo một cách khác thường.
Từng bước nhỏ một được chia thành hai phần chính, các quyển 1,2,3 gồm các bài tranh luận về các vấn đề và các phương pháp chính của chương trình Macquarie về Can thiệp sớm. Quyển 5,6,7 và 8 giới thiệu chương trình: 4 cuốn, mỗi cuốn nói về một lĩnh vực khác nhau của sự phát triển; và một cuốn là bảng kê các kỹ năng phát triển của trẻ, một danh sách dùng để đánh giá trẻ.
Từng bước nhỏ một không phải là một “Sổ tay của người cha hay mẹ tốt”, cũng không nhằm vào chủ đề lớn “Vai trò của người cha mẹ của trẻ khuyết tật”. Những thông tin bạn tìm thấy trong tài liệu này cần được bổ sung bởi các tài liệu khác và học việc tiếp xúc với những người biết bạn và con bạn.
Từng bước nhỏ một là một tài liệu để bạn thực hành, để bạn sử dụng theo cách mà bạn thấy thích hợp nhất. Nó dựa trên sự thừa nhận là bạn đã sẵn sàng để cho con bạn những điều quan trọng nhất thông qua tình yêu, sự chấp nhận con bạn và sự chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần mà bạn dành cho con bạn.
Quyển 2: Chương trình cho con trẻ
Quyển số 2 của chương trình Từng bước nhỏ giải thích cách chọn mục tiêu cho từng trẻ riêng biệt và làm cách để giúp trẻ đạt được những mục tiêu can thiệp trong bối cảnh của cuộc sống gia đình.
Quyển này giảng cách soạn chương trình đúng cho riêng mỗi trẻ, cách tiến hành chương trình Từng bước nhỏ. Quyển số 2 bao gồm 6 chương nói về cách đánh giá con bạn, để biết cháu đã làm được gì và cháu cần học gì ở bước tiếp theo; cách đặt ra các mục tiêu cho con bạn, cách chọn những điều sẽ dạy, cách dạy. Khi nào và tại sao phải thay đổi chương trình của con bạn, sự quan trọng của chơi đùa. Các hành vi tiêu cực, cách tránh chúng và kỹ năng giao tiếp.
Đánh giá là bước đầu tiên trong việc lập ra chương trình can thiệp cho con bạn, việc đánh giá sẽ giúp cho bạn định xem phải dạy cái gì? Nếu bạn và con bạn đã từng tiếp xúc với các nhà chuyên môn, chắc hẳn bạn đã quen với thuật ngữ đánh giá này rồi. Có lẽ con bạn đã từng được đánh giá có thể nhiều lần rồi. Đối với nhiều người việc đánh giá giống như việc thi cử, làm cho họ lo lắng.
Mặc dù e ngại hầu hết các phụ huynh của trẻ khuyết tật đều muốn con họ được đánh giá, họ muốn biết càng nhiều càng tốt những thông tin, ý kiến khác nhau về tình trạng con của họ. Việc đánh giá con của chúng tôi, do các giáo viên hay các nhà chuyên môn thực hiện giúp chúng tôi biết rõ chỗ mạnh chỗ yếu của con chúng tôi hiện nay và diễn biến khuyết tật của cháu trong tương lai. Việc đánh giá cần phải thực hiện đều đặn; phụ huynh có thể được hướng dẫn và khuyến khích đảm nhận một vai trò tích cực, đầy trách nhiệm trong sự tiến bộ của trẻ.
Các thành viên của chương trình Macquarie đã biên soạn bảng tóm tắt các kỹ năng phát triển (Developmental Skills Inventory, viết tắt là D.S.I), chỉ cho chúng ta một phương pháp đánh giá thuộc loại này để dùng cho trẻ rất nhỏ. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng D.S.I để đánh giá con bạn theo cách các giáo viên ở Macquarie đã sử dụng.
Quyển 3: Kỹ năng giao tiếp
Quyển số 3 này liên quan đến vấn đề học ngôn ngữ, ở cả ngôn ngữ trước nói và lời nói. Ngôn ngữ được tìm thấy trong bối cảnh của sự ảnh hưởng qua lại của xã hội và các kỹ năng được dạy qua trò chơi và các hoạt động hằng ngày.
Nhu cầu giao tiếp với người khác là một trong những nhu cầu căn bản nhất trong đời sống con người , không cần phải nói với cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của giao tiếp đối với con cái họ, đối với trẻ khuyết tật khả năng diễm đạt, bày rỏ các nhu cầu và ước muốn , yêu cầu giúp đỡ, trao đổi trong đối thoại mang lại nhiều cơ hội.
Điều này giúp cho trẻ phần nào chủ động trong môi trường chung quanh và phương pháp học tập qua giao tiếp được nhiều hơn. Mặc dù đã hiểu biết về tầm quan trọng của giao tiếp từ lâu, nhưng dường như các nhà giáo dục vẫn chậm chạp trong việc tìm ra các phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp so với các kỹ năng trong lĩnh vực khác.
Có thể biết lý do tại sao, bạn có thể cầm lấy tay trẻ. Chỉ em cách cầm muỗng đưa lên miệng hoặc chỉ em vẽ một vòng tròn hoặc chủ vào một hình nào đó, nhưng bạn không thể dạy em nói bằng cử chỉ như trên. Có nhiều chương trình đạt kết quả tốt trong việc dạy trẻ học từ ngữ trong giờ học nhưng không thể dạy trẻ giao tiếp có hiệu quả cần thiết cho nhu cầu giao tiếp hàng ngày của trẻ.
Ba thập kỷ vừa qua các nhà nghiêm cứu đã có quan điểm thoáng hơn những gì liên quan đến giao tiếp. Kỹ thuật đã được phát triển, nó quan tâm đến nhu cầu giao tiếp của trẻ, sự giao tiếp giữa trẻ với người khác và các sự vật chung quanh.
Chúng ta đã hiểu rằng học ngôn ngữ cần phải trở nên phần quan trọng trong đời sống thường ngày, bắt đầu từ những tuần lễ đầu tiên khi trẻ được sinh ra. Ta biết rằng người lớn ý thức được những gì liên quan đến giao tiếp thì họ dự báo từng bước nhỏ để chuẩn bị cho bước kế tiếp, có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Có lẽ các nhà giáo dục đã hiểu được điều này phần lớn nhờ quan sát sự giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong quyển 3 này gợi ý cho bạn những câu hỏi cơ bản nhất về việc học ngôn ngữ và đưa ra một số hướng dẫn giúp các bạn phát triển kỹ năng sẵn có của mình trong việc động viên trẻ giao tiếp. Chúng tôi sẽ trình bày những cột mốc trong quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường. Giúp bạn đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ và trao đổi về những gì trẻ cần học và vào lúc nào.
Quyển 4: Kỹ năng vận động thô
Quyển số 4 này trình bày những khả năng liên quan đến sự vận động cơ bắp lớn của trẻ, nó giúp trẻ có khả năng ngồi, bò, đi, bát bóng và vân vân….Cuốn sách này được soạn ra bởi những chuyên viên đầy kinh nghiệm về phương pháp trị liệu cho trẻ tàn tật.
Vận động thô là những kỹ năng liên quan đến vận động hoặc sự phối hợp vận động các cơ lớn của cơ thể. Chúng ta có thể phân biệt chúng với những kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng liên quan đến các cơ nhỏ của mắt và bàn tay, tất nhiên cũng có nhiều trùng lặp giữa hai kỹ năng vận động này.
Khả năng vận động của trẻ tiến hành theo một cách được biết trước, trải qua cácmốc quan trọng như chống tay lên khi nằm sấp bụng, ngồi không cần tựa, bò và thực hiện các bước thăm dò đầu tiên khác. Trước tiên đứa trẻ học cách điều khiển đầu, tiếp đến vai, rồi hông. Khi trẻ có khả năng kiểm soát các nhóm cơ lớn này tức là trẻ đạt được sức mạnh và sự ổn định cần thiết cho sự phát triển các nhóm cơ nhỏ hơn, đầu tiên là khuỷu tay và đầu gối, kế là cổ tay và cổ chân, cuối cùng là bàn tay, bàn chân và lưỡi. Đó là những cơ nhỏ hơn chịu trách nhiệm về “chất lượng” trong các kỹ năng của trẻ, trong khi các nhóm cơ lớn hơn giúp trẻ vững vàng chống chịu trọng lực.
Quyển 5: Kỹ năng vận động tinh
Kỹ năng vận đông tinh sử dụng những cơ nhỏ của tay và mắt. Những kỹ năng từ cái nắm
đầu tiên vào ngón tay của cha mẹ cho đến những kỹ năng phức tạp như là vẽ và cắt. Quyển số 5 này cũng giới thiệu cả kỹ năng giải quyết vấn đề và sự phát triển của các khái niệm ngư là màu sắc, hình dạng và kích thước.
Tại sao cần dạy những kỹ năng vận động tinh cho trẻ? Rất khó khi khái quát các nhóm kỹ năng trái ngược như thế này, nhưng ở đây có vài quan điểm đáng lưu ý.
- Các kỹ năng vận động tinh giúp một đứa trẻ học nhiều hơn về môi trường xung quanh mình bằng cách giúp trẻ khám phá, so sánh và phân loại.
- Các kỹ năng vận động tinh giúp mmột đứa trẻ đạt sự độc lập trong việc tự phục vụ. ví dụ:cài nút áo, ở một mức độ nào đó là kỹ năng vận động tinh.
- Các kỹ năng Vận động Tinh cho phép một đứa trẻ diễn đạt suy nghĩ của mình một cách sáng tạo thông qua việc vui chơi và các hoạt động nghệ thuật.
- Các kỹ năng Vận động Tinh giúp nâng cao nhận thức về bản thân và các kỹ năng xã hội bằng cách giúp trẻ tham gia chơi đùa (ở tuổi học trò) và làm việc với các bạn cùng lứa.
Ai cần đến sự hướng dẫn chuyên biệt? Những trẻ bị suy yếu thị lực hoặc bị hạn chế khả năng điều khiển vận động sẽ có lợi do sự giúp đỡ chuyên biệt này. Một chuyên gia sẽ giúp bạn xác định mục tiêu chính của mỗi hoạt động, và tìm ra phương pháp phù hợp để đáp ứng mục tiêu cho con bạn.
Chẳng hạn như, một đứa trẻ mù không thể kết hợp các màu sắc nhưng có thể học kết hợp mọi vật bằng cách sờ mó, cân nhắc trọng lượng,… Nhờ đó, trẻ có một phương pháp để sắp xếp và phân loại các vật xung quanh, cũng như một đứa trẻ sáng mắt sử dụng khái niệm về màu sắc của mình.
Quyển 6: Kỹ năng nhận biết ngôn ngữ
Kỹ năng nhận biết ngôn ngữ và sự hiểu biết ngôn ngữ của những người khác, giúp cho trẻ chú ý đến những gì người khác nói, để theo được những sự hướng dẫn và quan trọng nhất là trẻ có thể sử dụng từ ngữ cho riêng mình.
Nhận biết ngôn ngữ cần được xem như một thành phần trong toàn thể chương trình học giao tiếp của trẻ. Trẻ phải hiểu ý nghĩa của từ và điệu bộ trước khi bé sử dụng chúng có hiệu quả. Khi bạn chọn lựa điệu bộ, từ và nhóm từ để dùng trong các bài tập nhận biết ngôn ngữ, cần nghĩ ngay đến những điều bé muốn hoặc cần để giao tiếp trong lúc này hoặc trong tương lai.
Khả năng chú ý rất quan trọng đối với tất cả các kỹ năng nhận biết ngôn ngữ. Các kỹ năng chú ý căn bản được dạy trong chuỗi RL.A, nhưng khi con bạn chuyển sang các chuỗi khác, bạn vẫn phải tiếp tục bảo đảm rằng bé đang nhìn về bạn, lắng nghe bạn, trước khi bạn đưa ra mỗi chỉ dẫn. Điều này thích hợp với việc dạy không quá hình thức trong nhà cũng như các buổi dạy có tổ chức. Ngay khi gây được chú ý cho con bạn rồi, hãy nói với bé thật rõ ràng và càng đơn giản càng tốt.
Tránh đưa ra nhiều lời chỉ dẫn rắc rối, những chuyện phiếm không cần thiết, hãy dành những chuyện này vào các dịp khác. Tất nhiên là với mục tiêu lâu dài, bạn vẫn muốn con bạn hiểu bạn nói gì ngay cả khi bé đang chạy ào ào quanh căn phòng đông người. Nhưng để làm được điều này, trước hết bé phải phản ứng với điều bạn nói khi không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, lời nói của bạn sẽ rõ ràng và trẻ sẽ thật chú ý vào bạn.
Quyển 7: Kỹ năng cá nhân và xã hội
Trong cuốn sách này, chúng ta được thấy các kỹ năng liên quan đến khả năng liên hệ với người khác và cá được sự độc lập trong việc tự chăm sóc bản thân. Chúng bao gồm các kỹ năng chơi dùa, khả năng thích ứng với người khác, và các kỹ năng cá nhân như: ăn, mặc, vệ sinh cá nhân…
Kỹ năng cá nhân là những kỹ năng giúp ta chăm sóc cho bản thân trong các lĩnh vực như ăn, mặc và vệ sinh cá nhân. Kỹ năng xã hội là những kỹ năng đi cùng với kỹ năng giao tiếp, giúp ta có sự tác động qua ại với những người xung quanh. Bởi vì vui chơi là giữ vai trò quan trọng trong hành vi xã hội của trẻ nhỏ nên chúng ta cũng kể đến những kỹ năng vui chơi trong phần này.
Trong các kỹ năng cá nhân và xã hội, thật không dễ dàng cho các bậc cha mẹ tìm ra điểm dung hòa giữa một bên là mong đợi quá nhiều một bên là mong đợi quá ít. Các bạn sẽ nghe nhiều ý kiến trái ngược nhau, thí dụ, về việc khi một đứa trẻ nên được hướng dẫn đi vệ sinh và một đứa trẻ nên có thái độ vui vẻ khi chia đồ chơi cho trẻ khác cùng chơi. Điều đó sẽ giúp bạn nhận thức được chuyện gì xảy ra ở mỗi cấp độ phát triển và sự mong đợi của bạn ở trẻ mang tính thực tế.
Việc khó nhất về dạy trẻ kỹ năng tự lo cho bản thân là bạn tự làm việc đó thì luôn luôn nhanh hơn. Trong khi để trẻ tự ăn thì chậm và bừa bãi hơn nhiều và thật khó khăn khi phải dành thời gian để trẻ tự đi tất trong lúc cả nhà vội vã đi học và đi làm. Các bậc cha mẹ thường đối mặt với vấn đề này ở chừng mực nhất định, và đây có thể là vấn đề thật sự khó khăn đối với bạn. Quyển này sẽ giúp bạn suy nghĩ về thời gian bạn sẽ tiết kiệm được về lâu dài bằng cách dạy cho con bạn càng độc lập càng tốt.
Quyển 8: Tóm tắt kỹ năng phát triển
Cuốn sách gộp lại những phần riêng lẻ của từng bước nhỏ một. Đó là một chuỗi các bảng kiểm tra được dùng để đánh giá đứa trẻ và là một sự chỉ dẫn để xây dựng mục đích. Trong quyển số 8 này bạn sẽ tìm thấy phần tóm tắt các kỹ năng phát triển, phần tóm tắt này gồm có 4 bảng liệt kê:
- Bảng liệt kê vận động thô
- Bảng liệt kê vận động tinh
- Bảng liệt kê nhận biết ngôn ngữ
- Bảng liệt kê cá nhân và xã hội.
Quyển số 8 này được xem là quyển quan trọng nhất, được sử dụng thường xuyên nhất, có thể dùng những bảng liệt kê này để đánh giá một trẻ từ mới sinh cho đến 4 tuổi và được xem là cơ sở để thiết lập một chương trình can thiệp cá nhân cho từng trẻ. Các bước tiến hành đã được mô tả chi tiết trong Quyển 2, chương 1 và 2. Trong quyển này cũng có “Bảng liệt kê các kỹ năng giao tiếp” đã trình bày trong Quyển 3.
Để lại một bình luận